Bàn Thờ Thần Tài Thu Hút Tài Lộc
Theo văn hóa người dân Việt Nam, thờ Ông Địa, Thần Tài mang đến may mắn, tài lộc cho công việc kinh doanh của gia chủ được thuận lợi. Vậy cách bài trí bàn thờ Thần Tài như thế nào là đúng chuẩn phong thủy thu hút tài lộc? Cùng Phong Thủy Tiên Phong tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Bên cạnh việc sắm sửa đủ đồ thờ thì cách bài trí bàn thờ Thần Tài vô cùng quan trọng. Nếu được sắp xếp hợp lý sẽ mang đến may mắn, tài lộc cho chủ hộ kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sắp xếp, bài trí phù hợp.
I/ Phương tài vị đặt Ban thờ Thần Tài, Thổ Địa:
Hình 1: Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài so với cửa chính
Bàn thờ Thần Tài đặt góc chéo với cửa ra vào làm phương tài vị (Hình 1) . Mặt bàn thờ hướng về cửa chính để nghinh đón tài lộc vào nhà, lưng tựa vào tường, kệ tủ cố định tạo sự vững chãi. Chánh đặt lên nền không ổn định gây động bàn thờ tài lộc sẽ bị trục trặc liền.
Phối hợp phương vị Tài vị và phương vị ngũ hành sinh khắc để bố trí Chậu kiểng, Phong thủy lân, Thiềm thư, Kỳ lân, Đèn…
II/ Cách bài trí bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa mang đến nhiều tài lộc
Bàn thờ Thần Tài luôn được đặt ở dưới mặt đất gồm:
Hình 2: Sơ đồ bài trí ban thần Tài mang lại nhiều tài lộc
1. Bài vị:
Dán bên trong khám (ngai thơ) của Thần Tài, viết trên giấy đỏ, chữ viết bằng kim nhũ: “Ngũ phương ngũ hổ Long thần, Tiền hậu địa chủ Tài thần”.
Hai bên bài vị có đôi câu đối: Thổ năng sinh bạch ngọc; Địa khả xuất hoàng kim (Đất hay sinh ngọc trắng, Đất khá có vàng ròng).
2,3. An vị tượng thần:
Thần Tài đặt bên trái (nhìn từ trong ra ngoài), Ông Địa đặt phải.
– Bên trái thăng long (nam tả) chủ về mùa xuân (dương), mùa của khởi nguồn của sự sống, cây cối đâm chồi nẩy lộc tăng trưởng không ngừng (động) tượng trưng cho Tài lộc dồi dào.
– Bên phải bạch hổ (nữ hữu) thế đất bằng phẳng dài thích hợp làm nhà (âm- tĩnh)
4,5,6. Ba hũ gạo, muối, nước:
Được đặt ở vị trí giữa Thần Tài và Thổ Địa là hũ gạo, hũ muối, hũ nước. Vốn dĩ là ba hũ muối, gạo và nước mà không phải thứ khác bởi đây chính là 3 yếu tố hình thành để duy trì cuộc sống sung túc, no đủ của con người. Trong đó:
- Nước tượng trưng cho sinh khí, sự sinh sôi phát triển
- Gạo tượng trưng cho lương thực luôn đầy đủ
- Muối mang ý nghĩa trong sạch, chính trực, tốt đẹp cho các mối quan hệ.
Ba hũ gạo, muối, nước nên có nắp che và không nên để quá đầy. Có nơi thay mới 3 hũ này khi thắp hương khấn vái thần Tài đã xong, có nơi chỉ thay mới khi thắp hương tất niên cuối năm.
7. Lu hương:
8. Bát hương: Đặt ở giữa bàn thờ, bát hương này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định.
9, 10. Bình hoa, Đĩa trái cây:
Theo nguyên lý “Đông bình – Tây quả“, đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái (Nhìn từ ngoài vào). Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên xấp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình chữ Nhất, nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tượng trưng cho Ngũ hành phát sinh phát triển.
11. Năm chén nước: Tượng trưng cho ngũ hành ( kim, mộc, thủy, hỏa, thổ)
12. Ông Cóc (Thiềm Thư) biểu hiện của sự giàu sang, phát tài nên khi bài trí gia chủ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cóc ngậm tiền được đặt bên trái bàn thờ Thần Tài theo hướng nhìn bàn thờ, tương ứng với phía trước ông Thần Tài.
- Đặt ông Cóc chầu về bát hương.
- Thường xuyên vệ sinh, lau chùi cho ông Cóc sạch sẽ.
13. Bát nước rắc cánh hoa: ở ngoài cùng trên mặt đất nên chọn một cái tô sử thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước. Cái này làm mình đường Tụ Thủy – Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.
14. Long Quy: Có tác dụng chiêu tài, an gia trấn trạch, tránh tà, giúp gia trạch được bình an.
15. Ngũ Phúc Hoa mai:
Đồng tiền hoa mai ( bằng đồng mạ vàng 24k) có hình dáng 5 cánh hoa tượng trương cho ngũ hàng bao gồm: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ với ỹ nghĩa mang tới cho chủ nhân may mắn, phú quý trên con đường tài vận.
Hình 3: Mặt chữ Hình 4: Mặt hình
– Mặt trước: Chạm 5 chữ Thọ (trường thọ), Mệnh (số mệnh), Trường (lâu dài), Phú (phú quý), Quý (thăng tiến).
– Mặt sau: Chạm 5 hình vẽ:
- Đĩnh tiền vàng (Lộc) mang hàm ý cầu mong vinh hoa, phú quý .
- Con dơi (Phúc) mang biểu tượng phúc tinh, phúc lộc đầy nhà, gia đạo may mắn bình an.
- Quả đào (Trường thọ) mang ý nghĩa tượng trưng cho sự trường thọ, cầu may về sức khỏe cho gia chủ và gia đình luôn viên mãn.
- Con chim khách (cát tường) biểu tượng của sự hoan hỷ, vui tươi, gia đình luôn đầm ấm, vui vẻ hạnh phúc.
- Con hưu (Lộc tài) gắn liền với hình ảnh lộc, mang ý nghĩa cầu tài lộc đầy nhà có quý nhân tương trợ.
III/ Nghi thức cúng Thần Tài – Thổ Địa:
Cúng quanh năm để ông địa, thần tài độ cho trong ấm, ngoài êm, kinh doanh được mua may bán đắt.
- Lễ vật:
– Khí cửa hàng (công ty) có đặt bàn thờ Ông Địa – Thần Tài, thì mồng 10 hàng tháng (ngày via của Thần Tài) nên cúng mặn: cúng 01 bộ tam sên (thịt, trứng vịt, tôm: luộc chín) hoặc miếng thịt quay.
– Nhớ cùng các ngày khác khi có liên quan đến tài chính, ngày ký kết hợp đồng…
– Các ngày thường: cùng trái cây, nước mỗi ngày.
- Khấn:
Hôm nay là ngày lành tháng tốt. Con tên…., tuổi,….. , tại nhà số………….
Xin thiết lễ cúng kiếng đến Ông Địa Thần Tài độ cho con gia đình mọi việc thuận lợi, gặp nhiều may mắn, kiết tường. Mua may bán đất, buôn bán thuận lợi, đông khách hàng, làm ăn khá giả, phát triển tài lộc…
IV/ Sinh Tài Vượng Vị:
1. Các điều nên của tài vị:
– Tài vị nên sáng sủa, quang minh, không thể để tối ám. Sáng là năng lượng dương, thích hợp với dương khí. Sinh khí không ưa nơi tối tăm, nên phương này tuyệt đối không nên để tối, nếu thiếu ánh sáng tự nhiên thì nên lắp thêm đèn.
– Tài vị nên có sinh cơ tốt tươi, tức là chỉ nơi đây thiết bày cây xanh là tốt, phải nhớ là trống loại cây luôn luôn xanh tươi. Nhất là các loại cây trồng bằng đất bùn, không thích hợp các loại cây chỉ sống bằng nước. Nên kiếm các loại cây lá to, dầy, lá xanh mãi như cây vạn niên thanh, cây thiết mộc lan hay cây kim tiền chẳng hạn.
Hình 5: Cây kim tiền Hình 6: Thiết mộc lan
– Nên ngồi ở Tài vị: vì Tài vị là phương tụ khí của gia đình , nên cần biết tận dụng; đặt ghế salon ở Tài vị, cả nhà thường ngồi ở đây nghỉ ngơi trò chuyện sẽ nhiễm tài khí tốt ở đây mọi người khỏe mạnh ăn nên làm ra. Hoặc đặt bàn ăn ở Tài vị cũng được cát lợi.
– Nên nằm ở Tài vị: Một phần ba thời gian của con người là ngủ, sáng tối nằm ở đây, ngày một tích tụ dần dần, có lợi về tài vận.
– Tài vị phải cát: Tài vị là nơi vượng khí ngưng tụ, nếu đặt ở đây một vật cát tường như Tam tinh: Phúc – Lộc – Thọ, hoặc tượng Phật Di Lạc( trên cao), như vậy cát lại thêm cát, như gầm thêm hoa vậy.
2. Các điều kỵ của tài vị:
– Tài vị kỵ đè nén: đặt các vật nặng như tủ nặng, giá sách nặng đè nên Tài vị thì tài vận của gian phòng đó sẽ bị tổn hại.
– Tài vị kỵ thủy: Đấy cũng là lý do vì sao ở trên lại bảo nơi đây không thích hợp cho các loại cây chỉ sống trong nước hoặc bể cá. Vì nơi đây là cát thần tọa vị, nay ta đem nước đến là cát thần lạc thủy.
– Tài vị phía sau: nên có tường che chắn, không thể trổ cửa, trổ của số, có vậy mới hợp cách cục “tàng phong tụ khí ” trong phong tục, tài vận mới tụ được.
– Tài vị kỵ xung: bị các vật nhọn xung xa đến như cạnh bàn, cạnh tủ… sẽ làm tổn hại tài khí nơi đó.
– Tài vị kỵ bẩn: Nếu nhà xí, nhà tắm ở đúng vào phương tài vị thì vô cùng đáng tiếc, vì rằng như vậy không chỉ khiến Tài vị không “ chiêu tài tiến bảo” được, mà còn khiến gia tài tổn thất. Ngoài ra , nếu ở Tài vị chất đống nhều tạp chất thì cũng không nên, vì như thế cũng làm dơ bẩn Tài vị khiến tài vận bị trắc trở. Phép hóa giải tốt nhất là dọn sạch sẽ phương Tài vị.
– Tài vị kỵ tối: Tài vị nên sáng sủa không nên tối, vì rằng nếu sáng sủa thì sinh khí sinh sôi, tối tăm thì âm khí âm trầm. Nếu tài vị thiếu ánh sáng mặt trời, thì phải mắc đèn điện để tăng ánh sáng, sẽ có ích cho Tài vị. Vì con người cây cỏ, không thể thiếu không khí trong lành. Đủ sáng sẽ tốt cho sức khỏe và sinh kế của con người.